Nhiều chuyên gia bất động sản cho biết, bất động sản Bình Phước sẽ hướng đến phát triển bám theo nhiều trục giao thông trọng tâm theo quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Bình Phước dự kiến sẽ quy hoạch theo ba vùng động lực và ba trục phát triển đến năm 2030.
Ba vùng “động lực”
Theo đó, ba vùng động lực bao gồm: vùng phía nam, vùng phía Tây và vùng phía Đông Bắc.
Vùng phía Nam là trung tâm kinh tế động lực toàn tỉnh bao gồm “tam giác” phát triển Đồng Xoài – Chơn Thành – Đồng Phú với quy mô tới 149.250 ha. Đây là vùng trung tâm công nghiệp – đô thị – dịch vụ của tỉnh khi phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp chính; phát triển đô thị gắn với các ngành dịch vụ và các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học công nghệ.
Vùng phía Tây bao gồm Hớn Quản, Bình Long và Lộc Ninh với hạt nhân phát triển là TX Bình Long. Vùng sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ để đón sự lan tỏa từ Chơn Thành và Bình Dương. Đẩy mạnh đầu tư trung tâm thương mại mua sắm tập trung kết hợp với dịch vụ. Phát triển và hình thành sản phẩm du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa trong vùng, kết hợp với văn hóa truyền thống.
Vùng phía Đông Bắc gồm: Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phước Long, Phú Riềng, Bù Đăng với hạt nhân phát triển là TX. Phước Long. Vùng sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, thu hút các ngành công nghiệp chế biến; phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh.
Ba trục phát triển
Trục phía đông Chơn Thành – Bù Đăng, với trọng tâm là QL.14, cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa và đường phía đông nam QL.14 (vốn vay ADB). Đây là trục phát triển kinh tế lớn nhất của tỉnh, không chỉ phát triển dọc theo QL.14, TP. Đồng Xoài và còn theo cao tốc Bắc – Nam phía Tây (CT 02) – cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa và các tuyến đường giao thông đang được quy hoạch và triển khai trong tương lai. Trong đó, tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương sẽ là một kết nối và trục phát triển quan trọng.
Định hướng phát triển là tập trung nguồn lực đầu tư phát triển mở rộng tuyến đường QL.14 và cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa nhằm tăng kết nối liên vùng từ Tây Nguyên tới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phát triển các khu công nghiệp, đô thị hiện đại dọc tuyến, với trọng điểm là TX. Chơn Thành và TP. Đồng Xoài và theo hướng bổ trợ. Đồng thời, TP. Đồng Xoài sẽ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại với quy mô lớn, phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa chất lượng cao cho toàn vùng. TX. Chơn Thành và huyện Bù Đăng sẽ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.
Trục phía tây Chơn Thành – Lộc Ninh, trọng tâm là QL.13 và đường giao thông phía tây QL.13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư. Trục có tính chất là hành lang phát triển công nghiệp gắn với QL.13 và cao tốc TP HCM – Chơn Thành, kết nối lên KKT cửa khẩu Hoa Lư. Có tiềm năng phát triển với việc thực hiện đường sắt xuyên Á dự kiến đoạn Dĩ An – Lộc Ninh.
Định hướng phát triển tập trung phát triển KCN, CCN. Ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng, điện tử, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phát triển mạnh các dịch vụ logistics, kho bãi, du lịch di tích lịch sử, văn hóa.
Trục trung tâm Đồng Phú – Phước Long, trọng tâm là ĐT 741 và đường Minh Lập – Phú Riềng. Trục có tính chất là hành lang kinh tế gắn với ĐT 741, kết nối TX Phước Long, huyện Phú Riềng với QL 14 và cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Định hướng phát triển phát triển công nghiệp – đô thị, thương mại dịch vụ, dọc theo tuyến ĐT.741 kết nối đường Đồng Phú – Bình Dương với QL.14, tuyến tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng và đường Minh Lập – Phú Riềng, kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ.
Cùng với đó, phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ với trọng tâm là các dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf tại khu vực huyện Đồng Phú và TX Phước Long.
Bên cạnh ba vùng động lực và ba trục phát triển trên, tỉnh này còn có một vành đai an sinh xã hội dọc theo QL.14C, ĐT.760 kết nối đông tây từ Lộc Ninh sang Bù Đăng đi qua các huyện Bù Đốp, Bù Gia Mập.
Định hướng phát triển là tập trung thu hút và phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn, với quy mô lớn.
Bất động sản tăng tốc theo các trục “xương sống” động lực Bình Phước
Theo vùng động lực, có thể thấy bất động sản Bình Phước hướng đến các vùng phát triển “động lực” với trọng tâm vùng trọng điểm phía Nam TP. Đồng Xoài – Chơn Thành – Đồng Phú với sự góp mặt của nhiều chủ đầu tư và nhiều dự án quy mô, chất lượng.
Góp phần cho sự phát triển đô thị của Bình Phước, tại vùng Phía Nam tập trung nhiều dự án lớn tiện ích đẳng cấp, đơn cử như Amira Chơn Thành, dự án được Thiên An Holdings giới thiệu cuối năm 2022 tại vị trí đẹp ngay sông Phước Hoà, trung tâm Chơn Thành. Đây là dự án được giới chuyên gia cũng như nhà đầu tư đánh giá cao nhờ hệ tiện ích đồng bộ cùng tiềm năng tăng trưởng tốt khi đón đầu quy hoạch vùng. Hay Thái Thành – Thuận Lợi, Thái Công – Thuận Lợi với lợi thế về vị trí ngay trục giao thông huyết mạch ĐT.741 thuộc Đồng Phú cùng ưu điểm riêng về tiện ích, hạ tầng và pháp lý cũng thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư.
Cạnh đó, các vùng phía Tây và Đông Bắc cũng thu hút nhiều nhà đầu tư, song chủ yếu là nhà đầu tư nội tỉnh. Có thể kể đến sự góp mặt của chủ đầu tư Công Thành với nhiều dự án được phân bổ đều trên khắp các địa phương Bình Phước. Điểm nhấn đặc biệt, các dự án của chủ đầu tư này luôn chuẩn chỉnh về mặt pháp lý hay hạ tầng khi giới thiệu đến khách hàng nên rất được nhà đầu tư tin chọn. Như dự án đô thị trung trung tâm hành chính Thái Thành – Bombo, dù đã được hoàn thiện về mặt pháp lý và hạ tầng song vẫn được chào bán với mức giá “bình dân”.
Đặc biệt, theo các trục giao thông chính cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành được đưa vào dự án quan trọng quốc gia, đồng nghĩa với dự án được bảo chứng về khả năng triển khai vượt bậc, bất động sản Bình Phước càng tăng mạnh hơn theo các trục giao thông trọng tâm. Không chỉ đáp ứng theo quy hoạch đô thị tỉnh, đây còn là động lực thúc đẩy bất động sản Bình Phước phục hồi và trở lại đường đua trong tương lai gần.
Theo Thiên An Holdings